Ngày 06/4/2016 Viện KSND tối cao đã ban hành Chỉ thị số 10/CT - VKSTC về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm án dân sự, hành chính, KDTM, lao động; Chỉ thị số 04/CT - VKSTC ngày 22/3/2018 về tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động. Thực hiện các Chỉ thị của Viện KSND tối cao, Viện kiểm sát hai cấp đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án, kịp thời phát hiện vi phạm để thực hiện thẩm quyền kháng nghị, kiến nghị. Số lượng kháng nghị phúc thẩm của hai cấp tăng, nhất là kháng nghị phúc thẩm trên cấp. Trong 4 năm trở lại đây, VKS hai cấp đã ban hành 40 kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án.
Thông qua công tác kiểm sát, kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án, Phòng Kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính rút ra một số giải pháp, kỹ năng nghiệp vụ đó là :
1.Lãnh đạo các đơn vị phải yêu cầu cán bộ, kiểm sát viên nâng cao hơn nữa trách nhiệm khi tham gia phiên tòa, phiên họp dân sự sơ thẩm, phúc thẩm, luôn có ý thức rèn luyện kỹ năng hoạt động kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án; thường xuyên đổi mới phương pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành, tăng cường công tác kiểm tra nghiệp vụ, chú trọng kiểm tra chất lượng xây dựng hồ sơ kiểm sát; chất lượng nghiên cứu hồ sơ, báo cáo án; chất lượng tham mưu, đề xuất xử lý vi phạm, kịp thời rút ra những tồn tại, hạn chế và yêu cầu đề ra giải pháp khắc phục.
Các đơn vị cần tăng cường công tác tự đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ để nâng cao kỹ năng nhận diện vi phạm trong các bản án, quyết định của Tòa án; kỹ năng hoạt động của Kiểm sát viên trước, trong và sau phiên tòa dân sự sơ thẩm. Chú trọng việc cập nhật, nghiên cứu văn bản pháp luật; thường xuyên nghiên cứu các thông báo rút kinh nghiệm của Viện KSND cấp trên; trao đổi, thảo luận những vấn đề còn có sự nhận thức khác nhau giữa cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị, đặc biệt là về quan điểm giải quyết vụ án để thống nhất nhận thức và tổng hợp, tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác kiểm sát.
Để thực hiện tốt quy định mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về “phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án” khi tham gia phiên toà dân sự sơ thẩm, Lãnh đạo đơn vị phải quan tâm chỉ đạo Kiểm sát viên tích cực, chủ động trong kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án của Tòa án cung cấp, thực hiện việc thường xuyên trao đổi với Thẩm phán để tiếp cận tài liệu, chứng cứ được thu thập, điều tra trong quá trình giải quyết vụ án. Đối với những vụ án có tính chất tranh chấp phức tạp, có quan điểm khác nhau giữa Viện kiểm sát và Tòa án, Lãnh đạo đơn vị cần trực tiếp nghiên cứu hồ sơ đề kiểm tra tính hợp pháp, có căn cứ của bản án sơ thẩm trước khi xem xét quyết định kháng nghị, tránh thụ động trên cơ sở báo cáo của Kiểm sát viên.
2. Về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn : Kiểm sát viên phải nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Thường xuyên nghiên cửu, nắm vững các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, các Bộ luật về nội dung và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trước hết phải nhận thức và thực hiện đúng các nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định tại Chương II Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cần lưu ý các nguyên tắc bảo vệ quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013, qua đó kịp thời phát hiện vi phạm của cơ quan Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, để có cơ sở tham mưu, đề xuất Lãnh đạo đơn vị kháng nghị hoặc báo cáo kháng nghị.
Về kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án chuẩn bị tham gia phiên tòa : Để làm tốt công tác kiểm sát, kiểm tra bản án, quyết định giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án hai cấp, nhằm nâng cao hơn nữa công tác kháng nghị phúc thẩm, cán bộ, Kiểm sát viên khi được phân công kiểm sát giải quyết vụ án phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chuẩn bị đầy đủ các hoạt động tham gia phiên tòa, chú trọng hoạt động kiểm sát bản, án quyết định của Tòa án, nâng cao trách nhiệm cá nhân, làm rõ các vấn đề sau:
Phải nắm chắc nội dung vụ án: Sau khi nhận được thông báo thụ lý của Tòa án cùng cấp, Kiểm sát viên được phân công phải thường xuyên trao đổi với Thẩm phán để tiếp cận, sao chụp các tài liệu, chứng cứ do các bên đường sự cung cấp, do Tòa án tiến hành điều tra, thu thập để nắm chắc nội dung tranh chấp, yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, phản tố của bị đơn, từ đó kiểm sát chặt chẽ việc Tòa án xác định quan hệ pháp luật tranh chấp đã chính xác, đúng quy định của Bộ luật dân sự và các Luật nội dung khác hay chưa? Quá trình tiếp cận, nghiên cứu tài liệu, chứng cử, phải kịp thời phát hiện những vấn đề còn mâu thuẫn, những nội dung liên quan đến việc giải quyết tranh chấp chưa được làm rõ để yêu cầu Thầm phản tiến hành thu thập bổ sung, thực hiện đối chất để làm sáng tỏ vấn đề, nội dung còn mâu thuẫn. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải trực tiếp kiểm tra, nghiên cứu lại toàn bộ nội dung vụ án, phân tích, tổng hợp, đánh giá chính xác, khách quan tài liệu, chứng cứ và các tỉnh tiết liên quan; kiểm tra, xem xét việc Thẩm phán áp dụng, thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục tố tụng, việc điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan vụ án.
Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả tham gia phiên tòa sơ thẩm của Kiểm sát viên. Vì vậy, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp, việc Tòa án xác định quan hệ pháp luật tranh chấp có đúng không? Chứng cứ trong hồ sơ đã đầy đủ chưa, hợp pháp không? Xác định tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án có đúng không? các yêu cầu của đương sự, lưu ý yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có được Tòa án xem xét, thụ lý giải quyết không? Tòa án có bỏ sót người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không? Kiểm tra thận trọng các tình tiết khác liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đặc biệt chú ý kiểm tra các thủ tục tố tụng như thời hiệu khởi kiện, trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cử, yêu cầu giám định, định giá tài sản, thẩm định tại chỗ để kịp thời phát hiện vi phạm của Tòa án, phục vụ cho công tác kháng nghị phúc thẩm ngang cấp.
Phải làm rõ các vấn đề về chứng cứ khi nghiên cứu hồ sơ vụ án: Khi phân tích, đánh giá chứng cứ, Kiểm sát viên phải chú ý xem xét đầy đủ tất cả các chứng cứ có lợi và chứng cứ không có lợi cho các bên đường sự, tránh trường hợp đánh giá phiến diện, một chiều. Chú ý xác định bổ sung những vấn đề còn chưa rõ hoặc chưa có đầy đủ căn cứ vững chắc và không lệ thuộc hoàn toàn vào tài liệu điều tra của Tòa án hay tài liệu do các bên đường sự cung cấp, cụ thể:
-Đối với tranh chấp đòi quyền sử dụng đất:
Trường hợp đất đã có giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất thì Kiểm sát viên phải kiểm tra các giấy tờ về đất đai kèm theo các tài liệu hồ sơ quản lý đất và tài sản trên đất (nếu có) để xem xét, đánh giá đất thuộc quyền sử dụng của ai.
Trường hợp đòi quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất thì Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ phải lưu ý đến các tài liệu: Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra; các biên bản hòa giải ở xã, phường; thực tế diện tích đất đương sự đang sử dụng; quá trình kê khai, đóng thuế sử dụng đất và ý kiến, quan điểm của các bên trong quá trình sử dụng đất hàng năm như thế nào? Có phản đối hay đồng ý khi phía bên kia sử dụng đất mà họ cho là không thuộc quyền sử dụng của người đó không? Sự phù hợp của hiện trạng đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.
-Đối với tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung hợp đồng do các bên ký kết quy định quyền và nghĩa vụ của các bên như thế nào? Thực hiện quyền, nghĩa vụ đến đâu? Bên nào vi phạm hợp đồng? Nguyên nhân? Để đánh giá, xem xét hợp đồng có hiệu lực hay vô hiệu; đánh giá lỗi và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu.
Trường hợp các đương sự tranh chấp với nhau về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Kiểm sát viên phải xem xét tại thời điểm các bên lập hợp đồng chuyển nhượng đất cho nhau, người đang sử dụng đất có quyền chuyển nhượng QSD đất cho người khác không? Cần nghiên cứu kỹ các quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 1987, khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai năm 1993, Điều 136 Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất; Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đông Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991, Án lệ số 04/2016 và các văn bản hướng dẫn có liên quan để đánh giá, nhận xét về hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực hay vô hiệu.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản nêu trên, Kiểm sát viên khi kiểm sát những vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất nói trên có một số điều kiện sau: Đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng; đất chưa được cấp Giấy CNQSD đất; đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên.
Khi đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai, Kiểm sát viên cần lưu ý không chỉ xem xét nguồn gốc đất có tranh chấp mà phải xem xét, nghiên cứu cả quá trình sử dụng đất, kê khai xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của đương sự; xem xét đến những quy định về đảm bảo của Nhà nước cho người sử dụng đất tại khoản 5 Điều 26 Luật Đất đai năm 2013, theo đó Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai: đất đã hiến tặng cho Nhà nước, đất đã góp vào Hợp tác xã, đất bị tịch thu, trưng thu....
-Đối với tranh chấp về di sản thừa kế:
Xác định thời điểm mở thừa kế: Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ Điều 611 Bộ luật dân sự 2015, Điều 635 Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật dân sự 1995, Án lệ số 05, 06/2016 và các văn bản hướng dẫn để xác định thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm. Đối với quy định tại Điều 623 của Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Xác định di sản thừa kế: Gồm những tài sản gì? Nguồn gốc, quá trình biến đổi và thực trạng từng loại di sản, nghĩa vụ dân sự của người chết trước khi để lại di sản; công sức của người duy trì phát triển tài sản là di sản? Cần xác định được giá trị và thực trạng tài sản có tranh chấp; xác định thực tế khối tài sản hiện đang được sử dụng như thế nào và xem xét các yêu cầu của đương sự để phân chia di sản cho phù hợp. Cần chú ý các tài liệu, chứng cứ liên quan đến hiện trạng tài sản như: biên bản thẩm định tại chỗ, biên bản xác định hiện trạng tài sản, biên bản định giá...
Việc xác định di sản thừa kể trên cơ sở quy định của pháp luật bao gồm: Tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác có thể là phần tài sản nằm trong tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng hoặc nằm trong khối tài sản thuộc sở hữu chung theo phần với nhiều người khác tùy theo cách thức và căn cứ xác lập nên các hình thức sở hữu đó.
Xác định những người thuộc điện thừa kế theo pháp luật, thừa kế thế vị (lưu ý các trường hợp con nuôi, con ngoài giá thú, thai nhi, con riêng của vợ của chồng).
Thừa kế theo di chúc: Cần xác định di chúc miệng hay di chúc bằng văn bản và xác định tính hợp pháp của di chúc, Trường hợp di chúc không phù hợp với pháp luật thì không chấp nhận thừa kế theo di chúc mà phải chia thừa kế theo pháp luật.
-Chia tài sản chung trong các vụ án Hôn nhân gia đình:
Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ luật hôn nhân gia đình năm 1959, 1986, 2000 và 2014; Nghị quyết số 35/2000/QH10, các Nghị quyết của Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 03/2016 để xác định giá trị khối tài sản chung của vợ chồng hoặc phần giá trị mà họ phải thanh toán, họ được hưởng là căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa phương vào thời điểm xét xử, việc chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn: Cần nắm vững các nguyên tắc chia tài sản được quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSTC-BTP ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân tối cao- Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ tư pháp.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng có liên quan đến quyền sử dụng đất của hộ gia đình cần phải kiểm tra, xem xét kỹ tài liệu, chứng cứ về thời gian sử dụng và công sức đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung của gia đình trong thời kỳ hôn nhân để đảm bảo quyền lợi chính đáng của đương sự khi chia tài sản.
Khi giải quyết yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn phải đảm bảo cả quyền lợi của người liên quan trong vụ kiện (Ngân hàng, chủ nợ, tài sản chung liên quan đến quyền lợi của người thứ 3: con cái, bố mẹ).
Đối với nghĩa vụ về án phí chia tài sản, Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ Pháp lệnh năm 2009, Nghị quyết 326/2016/UBTVQH, Nghị quyết của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao để kiểm sát chặt chẽ việc tuyên nghĩa vụ án phi có giá ngạch của Tòa án.
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên chuẩn bị tốt nội dung để tham gia phiên tòa như đề cương hỏi, dự kiến và giải quyết các tình huống phát sinh tại phiên tòa, dự thảo Bản phát biểu về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, HĐXX, Thư ký phiên tòa, tham gia tố tụng tại phiên tòa; báo cáo lãnh đạo đơn vị về căn cứ, quan điểm giải quyết vụ án, những nội dung vi phạm phát hiện được qua nghiên cứu hồ sơ để làm cơ sở đối chiếu với nội dung tuyên án của Hội đồng xét xử.
Về kỹ năng hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa: Tại phiên tòa, ngoài kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên phải lưu ý việc bổ sung chứng cứ của đương sự có hợp pháp không, các chứng cứ do các đương sự đưa ra có được xem xét đánh giá đầy đủ, toàn diện và khách quan không; việc áp dụng pháp luật về nội dung có đúng không; để có cơ sở báo cáo, đề xuất việc chấp hành pháp luật về tố tụng và nội dung khi thực hiện công tác kiểm sát bản án sơ thẩm nhằm kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị kháng nghị phúc thẩm nếu có vi phạm nghiêm trọng và tổng hợp kiến nghị Tòa án khắc phục đối với vi phạm và thiếu sót. Cụ thể:
Kiểm sát thực hiện thủ tục tại phiên tòa: Kiểm sát viên phải kiểm sát việc thực hiện thời hạn mở phiên tòa; tư cách tham gia tố tụng của Hội đồng xét xử; sự có mặt của những người tham gia tố tụng khác; theo dõi việc kiểm tra tên, tuổi, địa chỉ của các đương sự, việc hỏi nguyên đơn, người khởi kiện có thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu tại phiên tòa.
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán, Hội đồng xét xử: kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc thực hiện thẩm quyền thụ lý vụ án; về xác định quan hệ pháp luật tranh chấp; xác định tư cách pháp lý và mối quan hệ giữa những người tham gia tố tụng; giải quyết các vấn đề thay đổi, bổ sung hoặc rút một phần, toàn bộ yêu cầu khởi kiên; thủ tục thu lý yêu cầu phản tố của bị đơn có thể làm thay đổi địa vị tố tụng của họ trong vụ án.
Việc xác minh, thu thập chứng cử vụ án dân sự, thủ tục, nội dung hòa giải trong vụ án dân sự; việc giải quyết các trường hợp phải thay đổi hoặc từ chôi tiến hành tố tụng; việc bảo đảm nguyên tắc xét xử, việc thực hiện các quyên thảo luận và quyết định về các vấn đề đương sự yêu cầu; việc Kiểm sát viên đề nghị; giải quyết sự vắng mặt của đương sự, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn, bị đơn.
Kiểm sát việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng: Tập trung kiểm sát việc đương sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ được quy định tại Chương VI Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Kiểm sát viên tham gia hỏi: Trước khi tham gia hỏi, Kiểm sát viên lắng nghe, ghi chép đầy đủ các câu hỏi và nội dung trả lời, phân tích thông tin trong câu hỏi và câu trả lời của đương sự để xem xét vấn đề của vụ án đã được Hội đồng xét xử hỏi làm rõ hay chưa? Có chứng cứ mới phát sinh không? Việc hỏi phải gắn với nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, không lặp lại những câu hỏi Hội đồng xét xử đã hỏi hoặc những vấn đề liên quan đến nội dung vụ án đã được những người tham gia tố tụng giải thích rõ, trả lời đầy đủ.
Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa: Kiểm sát viên cần tổng hợp kết quả hỏi của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên và trả lời của đương sự, nội dung tranh tụng của đương sự để kết luận quan hệ tranh chấp đã được Hội đồng xét xử làm rõ chưa? Việc thu thập chứng cứ, chứng minh đã đầy đủ chưa? Việc đánh giá chứng cử có khách quan, toàn diện không? Có vấn đề nào mâu thuẫn với chứng cử có trong hồ sơ vụ án? Các yêu cầu của nguyên đơn, ý kiến của bị đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có căn cứ không? Nếu xác định có vi phạm thì Kiểm sát viên phải xem xét, xác định vị phạm, căn cứ pháp luật và mức độ vi phạm để phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử và bổ sung kịp thời vào nội dung phát biểu tại phiên tòa. Trường hợp qua nội dung hỏi và tranh luận tại phiên tòa, Kiêm sát viên phát hiện đương sự vi phạm pháp luật nội dung liên quan đến tranh chấp dân sự nhưng Thẩm phán, Hội đồng xét xử chưa làm rõ, thì Kiểm sát viên phải phát biểu ý kiến đề nghị Thẩm phán, Hội đồng xét xử thu thập đầy đủ chứng cứ, đánh giá chứng cử một cách khách quan, toàn diện nhằm làm rõ vi phạm, lôi của đương sự trong quan hệ tranh chấp. Từ đó nêu rõ quan điểm về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện, đề nghị của nguyên đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân, yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Kiểm sát việc tuyên án và biên bản phiên tòa. Khi Hội đồng xét xử tuyên bản án, Kiểm sát viên cần chú ý ghi chép phần nội dung phân tích, nhận định về quan hệ tranh chấp, đánh giá chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ, phần quyết định của bản án, chấp nhận hay bác toàn bộ, một phần yêu cầu của nguyên đơn, trường hợp bị đơn phản tố có được chấp nhận không, nếu chấp nhận thì buộc nguyên đơn thực hiện nghĩa vụ gì.
Kiểm sát biên bản phiên tòa: Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiêm sát viên phải kiểm tra biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký xác nhận. Do đó khi phát hiện những sai lệch trong biên bản phiên tòa thị Kiểm sát viên phải yêu cầu thư ký phiên tòa sửa đổi, bổ sung theo quy định của Bộ luật TTDS.
Báo cáo kết quả phiên tòa: Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo với lãnh đạo đơn vị các nội dung về diễn biến phiên tòa, những tình huống phát sinh so với dự kiến trước phiên tòa và xử lý của Kiểm sát viên đối với tình huống xẩy ra; các kiến nghị đối với Hội đồng xét xử được chấp nhận, không được chấp nhận. Nội dung tuyên án của Hội đồng xét xử, có nội dung nào không phù hợp với báo cáo đề xuất của Kiểm sát viên với lãnh đạo Viện kiểm sát trước phiên tòa.
Trên cơ sở nội dung nhận định và phần quyết định của bản án sơ thẩm, Kiểm sát viên đối chiếu những tình tiết, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án với những nhận định, quyết định của Tòa án tại bản án để xác định việc đánh giá chứng cứ có khách quan, toàn diện và có phù hợp với quy định của pháp luật trong từng giai đoạn cụ thể hay không; việc vận dụng pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng của Tòa án có chính xác và đầy đủ không? Tính chất và mức độ vi phạm của Tòa án trong việc giải quyết vụ án như thế nào, có ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và của đương sự không?
Khi kiểm sát bản án, quyết định và phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định dân sự, Kiểm sát viên cần xác định đó là vi phạm gì, vi phạm trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hay vi phạm trong áp dụng pháp luật nội dung để giải quyết vụ án; nêu rõ vị phạm điều, khoản nào của văn bản pháp luật nào? Đánh giá tính chất, mức độ vi phạm để xác định vi phạm đó có ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cua Các đương sự hay không? Từ đó báo cáo đề xuất Lãnh đạo đơn vị về nội dung vi phạm và hướng kháng nghị để Lãnh đạo xem xét, quyết định. Thông qua công tác kiểm sát, Kiểm sát viên chủ động, tích cực phát hiện vi phạm của Tòa án trong việc chuyển giao các quyết định tố tụng, bản án, quyết định, đề án kéo dài thời gian giải quyết; trong thu thập tài liệu, chứng cứ, Chuyen giao hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu. Trong quá trình kiểm sát phải bám sát tiến độ giải quyết án của Tòa án cùng cấp để xác định chính xác vị phạm. Chú trọng phát hiện vi phạm của cơ quan quản lý Nhà nước để kiến nghị khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tranh chấp, đặc biệt là lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai.
Tóm lại, muốn nâng cao chất lượng công tác kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án hai cấp chúng ta phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp có chương trình, kế hoạch hành động, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả thực hiện, có như vậy mới thu được kết quả như mong muốn./.
Phòng 9 – VKSND tỉnh